Buổi Phỏng Vấn Thành Công Giữa Ông Nguyễn Đức Long và Tạp Chí Material Recycling Magazine – MRAI
Hà Nội, ngày 18/6/2025 – Trong khuôn khổ hoạt động truyền thông hướng tới Hội nghị Tái chế Quốc tế IBS 2025, ông Nguyễn Đức Long – Hội đồng thành viên, Giám đốc Phát triển Chuỗi Cung Ứng của Tái chế Xanh – đã có buổi phỏng vấn đặc biệt cùng Tạp chí Material Recycling Magazine, ấn phẩm uy tín hàng đầu thuộc Hiệp hội Tái chế Vật liệu Ấn Độ (MRAI).
Buổi phỏng vấn diễn ra trong không khí cởi mở, chuyên nghiệp, xoay quanh các nội dung trọng tâm như:
* Tầm nhìn phát triển bền vững của Tái chế Xanh
* Vai trò tiên phong của doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng tái chế khu vực
* Các giải pháp, sáng kiến mà Tái chế Xanh đang triển khai nhằm nâng cao hiệu quả tái chế và giảm thiểu phát thải
* Triển vọng hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực vật liệu tái chế
Chia sẻ tại buổi phỏng vấn, ông Nguyễn Đức Long khẳng định:
“Tái chế không chỉ là giải pháp môi trường mà còn là chiến lược phát triển bền vững. Nhôm Minh Dũng tin rằng, với sự đồng hành của các tổ chức quốc tế như MRAI, ngành tái chế Việt Nam sẽ vươn tầm và đóng góp tích cực vào mục tiêu xanh toàn cầu.”
Thông tin từ buổi phỏng vấn sẽ được đăng tải trên ấn phẩm đặc biệt của Material Recycling Magazine nhân dịp Hội nghị IBS 2025 tổ chức tại Việt Nam, đồng thời được gửi đến:
- Hơn 7.500 độc giả toàn cầu qua email và mạng xã hội
- 900+ đại biểu tham dự IBS 2025
- 20.000+ người theo dõi trên LinkedIn của MRAI
Buổi phỏng vấn không chỉ góp phần nâng tầm hình ảnh doanh nghiệp Việt trên bản đồ tái chế khu vực mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác, kết nối và lan tỏa tinh thần phát triển bền vững trong cộng đồng ngành.
Cùng Nhìn lại các hình ảnh và các câu phỏng vấn.
Đơn vị phỏng vấn: Tạp chí Material Recycling Magazine, ấn phẩm hàng đầu của Hiệp hội Tái chế Vật liệu Ấn Độ (MRAI).
Người được phỏng vấn: Ông Nguyễn Đức Long - Hội đồng thành viên - Giám đốc Phát triển Chuỗi Cung Ứng Tái chế Xanh
1. Bạn có thể cho chúng tôi biết về công ty của bạn được không? Công ty bắt đầu hoạt động từ khi nào và như thế nào?
Nhôm Minh Dũng được thành lập vào năm 2017, bắt đầu từ một xưởng sản xuất thủ công nhỏ chuyên cung cấp các sản phẩm nhôm tái chế phục vụ cho ngành đúc và vật tư công nghiệp. Với tầm nhìn dài hạn và sự đầu tư nghiêm túc về công nghệ, chúng tôi từng bước mở rộng quy mô, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất và phát triển thành một trong những đơn vị uy tín trong lĩnh vực sản xuất tái chế nhôm tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp của bạn đã thay đổi ra sao kể từ khi thành lập? Những cột mốc lớn hay thay đổi quan trọng nào đã diễn ra với công ty?
Kể từ khi thành lập, nhôm Minh Dũng đã trải qua nhiều cột mốc quan trọng:
-
Năm 2019: Chuyển sang dây chuyền công nghệ nấu nhôm tự động đầu tiên.
-
Năm 2022: Được cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu.
-
Năm 2023: Đạt chứng nhận ISO 9001, 14001, 45001 về quản lý chất lượng và môi trường.
-
Năm 2023 đến nay: Tập trung sản xuất tái chế bao bì nhôm, nâng cấp hệ thống, quy trình xử lý trong sản xuất.
-
Năm 2024 chúng tôi đã đầu tư thêm hệ thống thu gom và xử lý phế liệu nhôm nội bộ, nhằm giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nguyên sinh và nâng cao năng lực tái chế. Hướng dẫn các cá nhân tập thể phân loại thu gom phế liệu nhôm đúng cách và đúng quy định.
3. Theo quan điểm của bạn, ngành sản phẩm nhôm tại Việt Nam đã thay đổi như thế nào trong suốt thời gian công ty hoạt động? Đặc biệt, chúng tôi quan tâm đến việc nhận thức về phát triển bền vững, vật liệu tái chế và giảm thiểu chất thải đã thay đổi ra sao.
Ngành nhôm Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực. Trước đây, nhôm chủ yếu được sử dụng mà ít quan tâm đến nguồn gốc hay vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên, trong khoảng 5–7 năm gần đây, nhận thức về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tiêu chuẩn môi trường quốc tế đã khiến doanh nghiệp trong ngành chú trọng hơn đến vật liệu tái chế và giảm phát thải CO₂. Nhiều khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, đã bắt đầu yêu cầu chứng nhận tái chế hoặc chứng nhận môi trường cho sản phẩm.
4. Những thay đổi hoặc thách thức lớn nhất mà ngành đang đối mặt là gì, đặc biệt liên quan đến việc thu mua và sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc bền vững?
Một trong những thách thức lớn nhất là nguồn cung ổn định và chất lượng của phế liệu nhôm trong nước. Ngoài ra, việc phân loại, xử lý và đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho nhôm tái chế đòi hỏi đầu tư công nghệ, nhân lực và nâng cao nhận thức người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho dây chuyền tái chế hiện đại vẫn còn cao, trong khi thị trường tiêu dùng chưa hoàn toàn sẵn sàng trả thêm chi phí cho sản phẩm bền vững. Thị trường còn manh mún, nguồn nguyên liệu tiêu thụ lậu nhiều qua các đường tiểu ngạch sang nước ngoài. Các đơn vị tái chế từ hộ cá nhân hoạt động chưa bài bản vẫn hiện hữu, không có biện pháp xử lý môi trường triệt để gây ô nhiễm.
5. Trước những thay đổi của ngành và nhu cầu ngày càng tăng về thực hành bền vững, công ty của bạn đã điều chỉnh kế hoạch và hoạt động như thế nào? Công ty đã bổ sung thêm hàm lượng tái chế, sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn, và duy trì tính cạnh tranh trong nền kinh tế tuần hoàn (nơi mọi thứ được tái sử dụng) ra sao?
Như đã có trao đổi ở trên, nhôm Minh Dũng hiện nay đang thực hiện các hệ thống thu gom trên cả nước, thành lập các trạm gom phế liệu nhôm và xử lý phân loại bước đầu trước khi đưa về nhà máy. Sau khi về tới nhà máy tiếp tục qua nhiều công đoạn xử lý lọc lựa phân loại để có nguồn nguyên liệu sạch phục vụ sản xuất. Chúng tôi đề cao chất lượng của nguyên liệu để sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh và nâng cao tính cạnh tranh.
6. Đối với sản phẩm của mình, công ty lấy nguyên liệu thô để sản xuất nhôm và các sản phẩm liên quan từ đâu?
Hiện nay nguyên liệu chủ đạo trong sản xuất của nhôm Minh Dũng là phế liệu vỏ lon nhôm – một loại nhôm đã qua sử dụng có chất lượng tốt và khả năng tái chế cao. Nguồn phế liệu này được thu mua trực tiếp từ người tiêu dùng thông qua hệ thống thu gom nội địa mà công ty đã xây dựng và vận hành trong thời gian qua qua. Đây là một phần trong chiến lược phát triển bền vững và cam kết của chúng tôi đối với nền kinh tế tuần hoàn xanh tại Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.
Bên cạnh đó, nhôm Minh Dũng thực hiện nhập khẩu phế liệu nhôm từ nước ngoài nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định trong giai đoạn đầu chuyển đổi. Tuy nhiên, định hướng dài hạn của công ty là chuyển dịch hoàn toàn sang 100% sản phẩm từ nhôm tái chế xanh, được thu gom và xử lý trong nước, giảm thiểu tác động đến môi trường và tối ưu hóa giá trị của nguồn tài nguyên đã qua sử dụng.
7. Trong số những nguyên liệu đó, có bao nhiêu phần trăm đến từ phế liệu nhôm tái chế? Kế hoạch của công ty để tăng tỷ lệ tái chế trong sản phẩm là gì?
Hiện nay, 100% nguyên liệu đầu vào của nhôm Minh Dũng là phế liệu nhôm tái chế. Chúng tôi đang tiếp tục mở rộng thị trường, mở rộng điểm thu gom để nâng sản lượng nguyên liệu tái chế lên cao hơn nữa. Mục tiêu từ năm 2028 chúng tôi thu gom đạt 25.000 tấn/ năm.
8. Bạn có thể chia sẻ lý do tập trung vào thị trường nội địa Việt Nam so với xuất khẩu? Tỷ trọng giữa hai thị trường như thế nào, và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm tái chế hoặc yếu tố bền vững khác nhau ra sao ở từng thị trường?
Với sứ mệnh “ Biến rác thải thành tài nguyên”, từ những ngày đầu tái chế nhôm Minh Dũngi luôn kỳ vọng có thể xử lý tái chế nhiều hơn nữa chính nguồn phế liệu nhôm trong nước. Từ kỳ vọng còn dang dở đó các giai đoạn chuyển biến từ năm 2024 đến nay tỉ lệ nhập khẩu phế liệu của chúng tôi đã giảm 60%.
Thị trường thay đổi mạnh, tập trung hơn về nền kinh tế tuần hoàn, tái chế xanh. Vì lẽ đó các sản phẩm từ tái chế đã được đón nhận rất tích cực, tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp tái chế xanh, tác động này hình thành nên các yếu tố bền vững cho sản phẩm tương lai, giảm phát thải môi trường.
9. Trong hoạt động xuất khẩu, những quốc gia nào là thị trường chính của công ty? Nhu cầu đối với sản phẩm có hàm lượng tái chế cao hoặc có chứng nhận thân thiện môi trường ở những thị trường đó mạnh mẽ ra sao? Công ty có kế hoạch mở rộng sang các thị trường mới nơi người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến môi trường không?
Các thị trường xuất khẩu chính của chúng tôi bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…... Những thị trường này đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm, tỷ lệ vật liệu tái chế và quy trình sản xuất thân thiện môi trường. Các chứng chỉ quốc tế là điều kiện bắt buộc để sản phẩm được chấp nhận.
Chúng tôi đang nghiên cứu mở rộng sang các thị trường như Mỹ, Châu Âu, EU – nơi người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên sản phẩm tái chế và doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội.
10. Hiện tại sản lượng sản xuất và xuất khẩu của công ty là bao nhiêu? Công suất hiện tại cho phép công ty xử lý và đưa nguyên liệu tái chế vào sản phẩm ra sao?
Hiện tại, công ty đạt sản lượng khoảng 5.000 tấn nhôm thành phẩm/năm, trong đó khoảng 90% được xuất khẩu. Dây chuyền hiện tại cho phép nhôm Minh Dũng xử lý và tái chế hơn gần 6.000 tấn phế liệu nhôm mỗi năm, với khả năng nâng cấp nếu nhu cầu tăng. Công nghệ luyện và tinh chế được thiết kế để tận dụng tối đa nguyên liệu tái chế mà vẫn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
11. Trong tổng doanh thu đó, tỷ lệ sản phẩm có hàm lượng tái chế cao hoặc yếu tố bền vững chiếm bao nhiêu phần trăm?
Khoảng 90% doanh thu đến từ các sản phẩm có tỷ lệ nhôm tái chế từ 96% trở lên hoặc có chứng chỉ môi trường. Đây là nhóm sản phẩm mà nhôm Minh Dũngi tập trung đầu tư và tiếp thị trong chiến lược phát triển dài hạn.
12. Trong các dòng sản phẩm nhôm của công ty, sản phẩm nào hiện đang bán chạy nhất? Yếu tố gì khiến sản phẩm đó được ưa chuộng, đặc biệt nếu lý do là do tính bền vững hay hàm lượng tái chế cao?
Sản phẩm bán chạy nhất hiện nay của chúng tôi là từ sản phẩm nhôm tái chế từ phế liệu lon nhôm. Sản phẩm này có thể thu gom dễ dàng trong đời sống hằng ngày, với tính chất là dòng nhôm trung tính nên lượng tiêu thụ của thị trường tương đối ổn định, đảm bảo được việc tái chế nguyên liệu xanh tuần hoàn, tái tạo giá trị mới.
13. Các biến động toàn cầu đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty ra sao, đặc biệt trong việc thu mua nguyên liệu tái chế hoặc khi các quy định môi trường mới tác động đến việc sử dụng vật liệu tái chế?
Biến động toàn cầu, như lệnh cấm nhập khẩu phế liệu của một số quốc gia hay giá nguyên liệu tăng, đã buộc chúng tôi đẩy mạnh thu gom trong nước và đầu tư phát triển hệ thống thu gom nội địa bài bản. Đồng thời, các quy định mới về phát thải carbon và truy xuất nguồn gốc tại thị trường châu Âu tạo áp lực nhưng cũng mở ra cơ hội, giúp công ty khẳng định lợi thế cạnh tranh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài.
14. Nhìn lại chặng đường đã qua, bạn đánh giá thành công lớn nhất của công ty cho đến nay là gì?
Thành công lớn nhất của nhôm Minh Dũng không chỉ là tăng trưởng về doanh thu hay thị phần, mà là chuyển đổi thành công từ một đơn vị sản xuất truyền thống sang doanh nghiệp xanh, với hệ sinh thái Thu gom – Tái chế – Sản xuất khép kín. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong thu gom và tái chế bao bì nhôm, góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp vì một tương lai bền vững cho thế hệ mai sau.
15. Có điều gì khác mà bạn muốn chia sẻ thêm về công ty hoặc vai trò của công ty trong việc thúc đẩy tái chế, thực hành kinh tế tuần hoàn, hoặc phát triển bền vững trong ngành mà chúng ta chưa đề cập đến?
Chúng tôi tin rằng với cam kết trách nhiệm “Vì một tương lai xanh” sẽ lan tỏa được ý thức có trách nhiệm thu gom và tái chế rác thải hướng tới cuộc sống tuần hoàn xanh trong cộng đồng, các nhà máy sản xuất cho ngành vật liệu – đặc biệt là nhôm – sẽ gắn liền với khái niệm "Sản xuất có trách nhiệm tái chế, tái tạo vòng quay nguyên liệu sản xuất".
Bên cạnh việc đầu tư công nghệ, chúng tôi cũng chú trọng đến các hoạt động tuyên truyền cộng đồng, hợp tác với các tổ chức môi trường để nâng cao nhận thức về tái chế và phát triển bền vững. “Kiến tạo giá trị từ tái sinh nhôm, góp phần phát triển tương lai bền vững và bảo vệ môi trường” là điều chúng tôi tự hào góp phần vào hành trình “Vì một tương lai xanh” đó.
Tin cùng danh mục
Thư mời phỏng vấn của tạp chí Material Recycling Magazine, ấn phẩm hàng đầu của Hiệp hội Tái chế Vật liệu Ấn Độ (MRAI).
Hệ thống thu gom nhôm Minh Dũng
Thư Mời Tham Dự Triển Lãm Quốc Tế VIETBUILD Hà Nội 2025
Tái chế nhôm tại Việt Nam: Cơ hội phát triển và thách thức môi trường
MINH DŨNG ALUMINUM VINH DANH NGƯỜI CHIẾN THẮNG GAME SHOW "SÁNG TẠO SLOGAN – LAN TỎA GIÁ TRỊ"
Tác Động Từ Chính Sách Thương Mại Đến Thị Trường Nhôm Trong Nước
Ứng dụng của sản phẩm nhôm tái chế vào dòng sản phẩm nhôm Series 3xxx
Kiến Thức Cơ Bản Về Nhôm và Vật Liệu Kim Loại Màu
Giá Nhôm Thế Giới ngày 25/05/2025